
Ăn cả chim lẫn trứng
Nguồn: Sưu tầm
Những con chim trĩ (gà lôi) mà thường nhanh chóng bay đi ngay khi cảm nhận được dù chỉ một chút biến động nhỏ nhất, cũng có lúc cư xử khác thường. Đó là khi chúng ấp trứng. Chim trĩ không bao giờ bay một mình và bỏ lại những quả trứng. Cho nên nếu bắt được một con chim trĩ đang ấp trứng, thì người ta cũng có thể lấy được luôn cả trứng. Câu tục ngữ Hàn Quốc “꿩 먹고 알 먹고 (Ăn cả chim lẫn trứng)” được bắt nguồn từ đây. Biểu hiện này dùng để diễn tả niềm vui khi thu được hai lợi ích từ một việc. Hóa ra trong đó ẩn chứa một câu chuyện buồn về tình mẫu tử.

Mẹ và biển cả
Nguồn: Sưu tầm
Biển cả bao la tiếp nhận mọi thứ ra từ đất liền nhưng không bị thối rữa. Có nhiều lý do cho điều này. Vì trong nước biển chứa muối có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm, vì biển chuyển động không ngừng theo dạng sóng, và vì các vi sinh vật trong biển phân hủy các chất độc hại, v.v…
Biển tiếp nhận những thứ ô uế, dơ dáy và làm tinh sạch chúng giống như người mẹ. Mẹ bao dung hết thảy mọi lỗi lầm của con cái và biến hóa chúng bằng sự hy sinh và tình yêu thương vô bờ bến. Trong tiếng Hán, từ “biển” được viết là “海”, chứa bộ “母” có nghĩa là “mẹ”; còn trong tiếng Pháp, từ “mẹ” là “mère”, và “mer” có nghĩa là “biển”.

Người mà tôi lỡ hẹn nhiều nhất
Tác giả: Trọng Khiêm
Tôi xin lỗi tha thiết vì đến muộn 5 phút lịch đi chơi với bạn, sau đó tôi về nhà đêm muộn nhìn thấy mẹ mòn mỏi ngồi đợi mà chẳng 1 lần thấy ăn năn.
Tôi chờ tới 00h00 để viết lời chúc mừng sinh nhật cho bạn thật dài, nhưng buổi tối sinh nhật mẹ thì tôi nói cách thản nhiên “Hôm nay sinh nhật mẹ à.”
Tôi dành 3 tiếng gọi điện cho người yêu hằng ngày, mà lại thấy thật phiền khi ngồi nói chuyện cùng mẹ 1 lát.
Tôi rối rít cảm ơn vì chiếc bánh bạn tự tay làm, nhưng vì sao tôi lại chỉ biết chê cơm mẹ nấu hàng ngày là “mặn quá”?
Tôi cảm động đến phát khóc khi thấy có người quan tâm tôi lúc khó khăn và tôi cũng coi lời hỏi thăm “Con có mệt không?” của mẹ là bình thường.
Tôi khóc nức nở trước bộ phim về tình mẫu tử, nhưng lại thờ ơ với những nếp nhăn mỗi ngày một nhiều trên khuôn mặt người mẹ ngay cạnh tôi.
Điều đó diễn ra hơn 50 năm rồi, lòng tôi cay đắng tự hỏi: vì sao Mẹ chưa từng một lời trách móc?
Để cho tôi cứ ngu ngốc mà không nhận ra rằng Người mà tôi lỡ hẹn nhiều nhất là Mẹ.
Ước gì bây giờ Mẹ đang trách mắng tôi. Giờ thì muộn rồi vì tôi đã lỡ hẹn với cả lời trách mắng của Mẹ.
Và tôi biết, dù Mẹ còn hiện diện nơi đây, Mẹ vẫn chỉ mỉm cười mà nói rằng: “Không sao đâu”.